Mùa xuân: Ăn gì để con khỏe mạnh
Mùa xuân thời tiết nồm, ẩm, mưa phùn kéo dài là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lây bệnh phát triển mạnh. Đặc biệt phải kể đến bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa. Mùa xuân cũng là thời điểm trẻ phát triển mạnh về chiều cao. Nếu để con ốm, khả năng phát triển của bé không đạt được như mong muốn thì thật tiếc. Vì vậy, các mẹ hãy bổ sung những thực phẩm giúp con tăng sức đề kháng, phát triển khỏe mạnh.
1. Bổ sung các thực phẩm chứa can-xi
Mùa xuân là mùa trẻ phát triển nhanh về chiều cao. Vì vậy, nhu cầu can-xi của cơ thể bé cũng tăng theo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu can-xi của trẻ thay đổi theo lứa tuổi, bổ sung can-xi hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển tốt.
Thông thường, các bé dưới 1 tuổi mỗi ngày cần nạp 300 – 400mg can-xi vào cơ thể. Bé 1-4 tuổi mỗi ngày cần 500 mg. Trẻ 4-7 tuổi mỗi ngày cần 800mg. Từ 7 tuổi trở lên, mỗi ngày trẻ cần 1.000mg can-xi.
Các mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu can-xi như:
– Sữa và các chế phẩm từ sữa
– Các chế phẩm từ đậu: đậu tương, đậu phụ…
– Các loại hải sản: tôm, cua, rong biển, ốc…
– Các loại thịt và trứng: thịt gà, thịt vịt, trứng…
– Các loại rau: rau cần, cà rốt, vừng, mộc nhĩ đen, nấm…
– Các loại trái cây tươi và quả khô: chanh, táo, nho khô, lạc, sen…
Lưu ý: Các mẹ nên chú ý cân bằng các nguồn can-xi cho trẻ. Ngoài ra, các mẹ không nên cho bé dùng nhiều các thực phẩm nhiều muối, có hàm lượng protein và chất béo cao, hay các đồ ngọt, nước ngọt, nước có ga… để tránh gây trở ngại cho việc hấp thụ can-xi của cơ thể.
2. Các thực phẩm chứa axit béo bão hòa.
Theo các chuyên gia, axit béo bão hòa sẽ dễ hấp thu, là thành phần dinh dưỡng quan trọng cho hệ thần kinh và trí não. Hàm lượng này không đủ sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Do cơ thể con người không thể tự tổng hợp thành chất này nên cần nạp từ các nguồn thực phẩm chứa dầu thực vật như lạc, vừng đen, hồ đào…
Lưu ý: Cần cân bằng chất béo động vật và thực vật nhưng không có nghĩa là cho bé ăn nhiều thực phẩm chiên rán.
3. Ăn các thực phẩm giàu vitamin
Mùa xuân bé dễ bị chốc mép, chảy máu lợi, da khô ráp… các triệu chứng trên đều bắt nguồn từ việc thiếu vitamin. Ngoài ra, việc thiếu hụt vitamin còn dễ khiến trẻ bị cảm lạnh, hay mắc các bệnh hô hấp, dạ dày và đại tràng. Theo các chuyên gia, vitamin là các hợp chất hữu cơ không thể thiếu cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu trong bữa ăn hàng ngày của bé thiếu vitamin A sẽ gây bệnh khô mắt, da khô nứt, và các bệnh về hô hấp; thiếu vitamin B gây viêm lưỡi, tróc mép, nứt môi…; thiếu vitamin D khiến cơ thể thiếu can-xi…
Các mẹ có thể bổ sung vitamin cho bé qua các nguồn thực phẩm phong phú:
– Vitamin A: rau quả màu xanh sẫm hoặc vàng sẫm, dầu gan cá, gan động vật…
– Vitamin B: thịt nạc, trứng , sữa, các chế phẩm từ đậu, ngũ cốc, cà rốt, cá…
– Vitamin C: các loại rau xanh, các loại quả họ cam quýt…
– Vitamin D: dầu gan cá, gan động vật, sữa, lòng đỏ trứng…
– Vitamin E: trứng, gan động vật, các loại thịt…
Lưu ý: Các mẹ tốt nhất nên thông qua sự tư vấn của bác sỹ để tìm hiểu xem bé cần bổ sung loại vitamin nào. Bữa ăn hàng ngày cũng cần kết hợp cân bằng các nguồn thực phẩm.
Họ cam, quýt giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng
4. Các nguồn thực phẩm “thuốc”
Mùa xuân thời tiết ấm dần, cũng là mùa sinh sôi nảy nở của nhiều loại vi khuẩn lây bệnh, khiến cơ thể các trẻ vốn yếu dễ bị mắc bệnh. Các mẹ có thể cho bé ăn các loại thực phẩm “thuốc” để tăng cường hệ miễn dịch. Theo các chuyên gia, một số loại thực phẩm mang đặc tính của thuốc rất có lợi cho sức khoẻ của bé.
Các thực phẩm như: nấm hương, mộc nhĩ đen, kỳ tử, hạnh nhân, quýt, bí đỏ, mật ong, long nhãn, sơn trà, sơn dược…có hàm lượng các chất dinh dưỡng phong phú, vị cam, tính bình, hầu như không có tác dụng phụ, phù hợp với trẻ nhỏ.
Nguồn: Gocbangai.com
Bài viết liên quan: