Cách làm sữa đậu nành ngon đúng điệu tại nhà cho bé cao thật cao
Sữa đậu nành được chế biến từ hạt đậu tương có nhiều công dụng. Đặc biệt là trong đậu nành có rất nhiều canxi giúp con cao lớn. Mùa hè sắp đến rồi, ,mẹ hãy tự làm sữa đậu nành thơm ngon, an toàn cho bé thưởng thức chỉ với vài bước đơn giản sau nhé.
Bước 1: Lựa chọn đậu tương:
- Chọn loại đậu có vỏ vàng, ruột xanh, đây là loại đậu mới và cho nhiều sữa đậu.
- Chọn hạt mẩy, không có hạt thối, hạt lép, tạp chất.
Bước 2: Ngâm :
Ngâm đậu tương trong nước lã từ 5-7 tiếng. Kiểm tra hạt đỗ tương thấy nở hết, đều nhau và không còn lõi thì được. Vớt đỗ tương ra giá và chậu nước sạch, vò kỹ cho vỏ đỗ bong ra, đãi sạch vỏ. Đổ nước đó đi, tráng lại bằng nước sạch.
Bước 3: Xay:
- Lấy chừng 1 lạng đỗ, cho vào máy xay sinh tố, cho thêm 200ml nước lã rồi xay thật nhỏ. Đổ hỗn hợp sinh tố sống này ra nồi. Tiếp tục xay mẻ khác, cho đến khi hết số đậu nành.
- Lưu ý: Xay 1 phút dừng lại 30 giây cho máy nghỉ, rồi lại xay tiếp.
Bước 4: Lọc:
- Đổ hỗn hợp sữa đậu nành vào túi lọc vải xô dày rồi bóp cho nước chảy xuống nồi sạch.
- Cho đến khi vắt kiệt phần nước, chỉ còn lại phần bã đậu.
- Nếu muốn lấy tối đa sữa đậu nành còn lại trong bã đậu. Ta đem xay lại phần bã đậu đó với ít nước lã rồi lọc lại như lúc ban đầu.
- Nếu thấy nước quá đặc( màu trắng đục, đôi khi hơi kem vàng) thì cho thêm nước lạnh.
- Thông thường cứ 2 lạng đỗ + 1 lít nước nước lạnh là vừa.
Bước 5: Đun sôi
- Công đoạn đun sôi này cũng không phải đơn giản đâu nhé. Chúng ta cần phải lưu ý chỉ đun to lửa một lúc rồi giảm lửa nhỏ dần. Vì nếu đun to lửa, khi sôi, sữa đậu nành sẽ bị trào ra ngoài rất nhanh mà không kịp trở tay.
- Cho thêm lá nếp hoặc không cần tuỳ vào sở thích từng người.
- Vừa đun vừa khuấy đều tay cho đến khi sôi, đun tiếp chừng 5 phút là được.
- Có thể uống không đường hoặc thêm đường tuỳ vào sở thích từng người
Bước 6: Cách bảo quản:
Sữa đậu nành rất dễ bị lên men, gây chua khi để để ngoài không khí từ 3-4 giờ đồng hồ. Vì vậy sau khi sữa nguội cần cất vào hộp sứ có nắp đậy trong tủ lạnh. Khi nào uống thì đun sôi lại để tránh đầy bụng.
Một số lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành:
- Phải đun sôi thật kỹ trước khi uống: Vì sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế mẹn Trymsin, saponin gây buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
- Không nên đánh trứng cùng với sữa đậu nành: Vì lòng trắng trứng kết hợp với men trymsin trong sữa đậu nành tạo thành chất kết tủa làm cho cơ thể khó hấp thu.
- Không nên cho đường đỏ cùng với sữa đậu nành. Vì trong đường đỏ có chứa nhiều các chất axit hữu cơ khi kết hợp với canxi sẽ gây khó tiêu hoá, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
- Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong cùng một lúc. Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu không sẽ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do không hấp thu hết chất dinh dưỡng.
- Không nên uống sữa đậu nành cùng với thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh như : Tetracycline, erythromycin có tác dụng phân huỷ chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.
Bài viết liên quan: